Là một cấu trúc ngữ pháp khá quan trọng khi học tiếng Anh, Câu điều kiện thường xuất hiện khá nhiều trong các đề thi quốc tế dưới nhiều hình thức. Để làm tốt được các dạng bài tập này đòi hỏi các bạn phải nắm vững ngữ pháp cũng như biết cách vận dụng từng loại câu điều kiện vào trong những ngữ cảnh phù hợp.
Bài viết lần này sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất kèm ví dụ minh họa dễ hiểu để các bạn nhanh chóng nắm vững lý thuyết và biết cách làm bài tập về câu điều kiện. Mong rằng câu điều kiện sẽ không làm khó được các bạn trong quá trình ôn luyện tiếng Anh nhé!
Câu điều kiện là gì?
Trong tiếng Anh, các ngữ pháp về cấu trúc câu được trình bày theo quy luật khá nghiêm ngặt. Ngay những người bản xứ cũng chỉ có thể sử dụng các dạng cấu trúc này một cách thụ động, tức là họ sử dụng nó hằng ngày nhưng cũng không chắc chắn về cấu trúc của nó. Về lý thuyết thì câu điều kiện được sử dụng để trình bày một giả thiết về một sự việc chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện thường có hai mệnh đề chính:
- Mệnh đề điều kiện (mệnh đề IF, mệnh đề phụ)
- Mệnh đề kết quả (mệnh đề chính).
Ví dụ: If it doesn’t change its color – I will not buy it.
Mệnh đề điều kiện – mệnh đề chính (Nếu nó không đổi màu, tôi sẽ không thèm nó)
Hai mệnh đề trong câu có thể đổi chổ cho nhau: trong trường hợp mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, trường hợp ngược lại thì phải có dấu phẩy.
Ví dụ: You will fail the test if you are lazy. (Bạn sẽ trượt kỳ thi nếu bạn làm biếng.)
=> If you are lazy, you will fail the test. (Nếu bạn làm biếng, bạn sẽ trượt kỳ thi).
Lý thuyết câu điều kiện:
Loại |
Dạng |
Cách dùng |
0 |
If + S + V(s,es), S+ V(s,es) |
Dùng để ra lệnh, như câu mệnh lệnh |
1 |
If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + Vo |
Mệnh đề điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại ở tương lai |
2 |
If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ Vo |
Mệnh đề điều kiện không có thật ở hiện tại |
3 |
If + S + Had + V3/Ved, S + would/ could…+ have + V3/Ved |
Mệnh đề điều kiện không có thật trong quá khứ |
4 |
If + S + had + V3/Ved, S + would + Vo |
|
Giải nghĩa:
Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1: là câu mà điều kiện có thực ở hiện tại. Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc câu điều kiện loại 1
- IF + S + V (hiện tại đơn), S + will + V (nguyên mẫu)
- IF + Chủ ngữ 1 + Động từ (hiện tại đơn) + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + Động từ khiếm khuyết + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).
Tóm lại, trong câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF ở thì hiện tại đơn, mệnh đề chính ở thì tương lai đơn.
Câu điều kiện loại 2
Khái niệm về câu điều kiện loại 2: Câu điều kiện loại 2 còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại. Điều kiện được đặt ra ở đây không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện đặt ra chỉ là một sự tưởng tượng, giả thiết, một mong muốn mà sự thỏa mãn thì hoàn toàn trái ngược với thực trạng ở hiện tại.
Cấu trúc câu điều kiện loại 2: If + S + V (quá khứ), S + would + V (nguyên mẫu)
Ví dụ:
- If I were a dog, I would be very happy. (Nếu tôi là một chú cún con, tôi sẽ rất sung sướng.) <= “Tôi” đương nhiên không thể là cún được.
- If I had 2000 USD, I would buy iPhone 8. (Nếu tôi có hai nghìn đô la, tôi sẽ mua chiếc điện thoại iPhone 8.) <= Tôi cũng không có 2000 đô la.
Câu điều kiện loại 3
Khái niệm về câu điều kiện loại 3: Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ. Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc câu điều kiện loại 3:
If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P (quá khứ phân từ)
Trong câu điều kiện loại 3, động từ của mệnh đề điều kiện ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính ở hiện tại hoàn thành (present perfect).
Ví dụ:
If he had come to take me to drink yesterday, I would have loved him right away. (Nếu hôm qua ảnh đến chở mình đi uống nước thì mình đã yêu ảnh ngay và luôn rồi.)
If I hadn’t been too drunk yesterday, I would haven’t kissed him that much. (Nếu hôm qua tôi không say quắc cần câu thì tôi đã không hun ảnh tới tấp như vậy.).
Tóm lại, để có thể nắm vững các dạng câu điều kiện trên, hãy thực hành thật nhiều với các bài tập câu điều kiện, bạn cần nhận diện các thì được sử dụng trong mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện, từ đó có thể áp dụng các lý thuyết câu điều kiện đã học một cách chuẩn xác nhất và phù hợp ngữ cảnh nhất.