Bài 19: Câu trực tiếp - gián tiếp
CÂU TRỰC TIẾP - GIÁN TIẾP
LỜI NÓI TRỰC VÀ GIÁN TIẾP (Dicrect and Indirect Speeches) 1. Giới thiệu: Trong lời nói trực tiếp, chúng ta ghi lại chính xác những từ, ngữ của người nói dùng. Lời nói trực tiếp thường được thể hiện bởi: các dấu ngoặc kép " " - tức là lời nói đó được đặt trong dấu ngoặc. Ví dụ: 1- He said, “I learn English”. 2- "I love you," she said. 2. Những thay đổi trong lời nói Trực và Gián tiếp: 2.1 Đổi thì của câu: Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ (các thì xuống cấp):
Hãy xem những ví dụ sau đây:
2.2 Các thay đổi khác: a. Thay đổi Đại từ Các đại từ nhân xưng và đại sở hữu khi chuyển từ lời nóitr ực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:
Ngoài quy tắc chung về các thay đổi ở đại từ được nêu trên đây, người học cần chú ý đến các thay đổi khác liên quan đến vị trí tương đối của người đóng vai trò thuật lại trong các ví dụ sau đây: Ví dụ: Jane, "Tom, you should listen to me." + Jane tự thuật lại lời của mình: I told Tom that he should listen to me. + Người khác thuật lại lời nói của Jane Jane told Tom that he should listen to her + Người khác thuật lại cho Tom nghe: Jane told you that he should listen to her. + Tom thuật lại lời nói của Jane Jane told me that I should listen to her. b. Các thay đổi ở trạng từ không gian và thời gian:
Ví dụ: Trực tiếp: "I saw the school-boy here in this room today." Gián tiếp: She said that she had seen the school-boy there in that room that day. Trực tiếp: "I will read these letters now." Gián tiếp: She said that she would read those letters then. Ngoài quy tắc chung trên dây, người học cần chớ rằng tình huống thật và thời gian khi hành động được thuật lại đóng vai trò rất quan trọng trong khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp. 3. Câu hỏi trong lời nói gián tiếp: Câu hỏi trong lời nói gián tiếp được chia làm loại: 3.1. Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ: Ta thêm If/whether Ví dụ: Trực tiếp: "Does John understand music?" he asked. Gián tiếp: He asked if/whether John understood music. 3.2. Câu hỏi bắt đầu who, whom, what, which, where, when, why, how: Các từ để hỏi trên sẽ được giữ nguyên trong câu gián tiếp: Trực tiếp: "What is your name?" he asked. Gián tiếp: He asked me what my name was. 3.3. Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp a. Shall/ would dùng để diễn t ả đề nghi, lời mời: Ví dụ: Trực tiếp: "Shall I bring you some tea?" he asked. Gián tiếp: He offered to bring me some tea. Trực tiếp: "Shall we meet at the theatre?" he asked. Gián tiếp: He suggested meeting at the theatre. b. Will/would dùng để diễn tả sự yêu cầu: Ví dụ: Trực tiếp: Will you help me, please? Gián tiếp: He ashed me to help him. Trực tiếp: Will you lend me your dictionary? Gián tiếp: He asked me to lend him my dictionary. c. Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong lời nói gián tiếp. Ví dụ: Trực tiếp: Go away! Gián tiếp: He told me/The boys to go away. Trực tiếp: Listen to me, please. Gián tiếp: He asked me to listen to him. d. Câu cảm thán trong lời nói gián tiếp. Ví dụ: Trực tiếp: What a lovely dress! Tuỳ theo xúc cảm và hình thức diễn đạt, chúng ta có thể dùng nhiều hình thức khác nhau như sau: Gián tiếp: She exclaimed that the dress was lovely. She exclaimed that the dress was a lovely once. She exclaimed with admiration at the sight of the dress. e. Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp. Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán: Ví dụ: Trực tiếp: She said, "can you play the piano?” and I said”no” Gián tiếp: She asked me if could play the piano and I said that I could not. |